Lễ hội Tanabata - Ngày lễ thất tịch Nhật Bản có gì đặc biệt?

Cũng giống như Việt Nam và một số quốc gia Á Đông khác, người Nhật cũng có ngày lễ Thất tịch. Ngày lễ Thất tịch của Nhật gọi là Tanabata có nguồn gốc từ Trung Quốc và du nhập vào Nhật Bản vào thời Nara (710–794).  Nào, hãy cùng Kiến Minh tìm hiểu xem lễ hội Tanabata của Nhật Bản có gì đặc biệt nhé.

1. Nguồn gốc của lễ hội Tanabata

Lễ hội Tanabata được tổ chức dựa theo cuộc gặp của các vị thần chức nữ Orihime và Ngưu Lang Hikoboshi. Hàng năm cứ vào ngày 7/7 tại Nhật Bản người ta lại tổ chức lễ hội sao hay còn gọi là ngày lễ Thất Tịch.

Theo truyền thuyết, Ngọc Hoàng Thượng Đế có một người con gái được Người rất yêu chiều tên là Tanabata-tsume (Orihime) chuyên dệt lụa, nàng dệt khung cửi và thêu thùa rất khéo. Khi đến độ tuổi lấy chồng, nàng đã rơi vào lưới tình với chàng chăn bò Hikoboshi. Sau đó được sự chấp thuận của Ngọc Hoàng, hai người đã kết hôn và có thể sống bên nhau thật hạnh phúc. Tuy nhiên, sau khi lấy nhau, hai vợ chồng Orihime và Hikoboshi mải mê vui chơi bỏ bê công việc khiến Ngọc Hoàng nổi giận, nên ra lệnh chia cách hai người ở hai đầu sông Ngân và chỉ cho phép hai người mỗi năm gặp nhau một lần vào ngày 7 tháng 7.

2. Đặc trưng của lễ hội Tanabata

Ngày nay, lễ Tanabata đã có những thay đổi tùy theo từng vùng miền, nhưng mọi người vẫn có một điểm chung là vào ngày này mọi người sẽ cầu nguyện và hi vọng lời cầu nguyện sẽ thành hiện thực. Ngoài ra nhiều đôi lứa đang yêu cũng tới các đền thờ để cầu nguyện, mong tìm thấy ý trung nhân.

Và vào ngày này, mọi người thường viết lời cầu nguyện lên một mảnh giấy và sau đó treo lên cành tre, trúc có thể kèm theo những đồ trang trí. Sau khi kết thúc, cây tre, trúc và đồ trang trí thường được đưa lên thuyền trôi nổi trên mặt sông hoặc là đốt đi với hy vọng lời cầu nguyễn sẽ thành hiện thực. Màu sắc chủ đạo để trang trí lên cành tre phải làm theo thuyết ngũ hành, nghĩa là gồm 5 màu: xanh lục, hồng, vàng, trắng, đen.

 3. Mọi người thường ăn gì vào ngày Tanabata để cầu may mắn?

Ở Việt Nam vào dịp Thất tịch mọi người sẽ ăn chè đậu đỏ hoặc những món ăn được chế biến từ đậu đỏ để cầu mong thuận lợi về tình duyên như một đặc trưng nổi bật. Và người Nhật cũng vậy, vào ngày này họ sẽ có một số món ăn đặc trưng để cầu may, hãy cùng Kiến Minh tìm hiểu nhé.

  • Mỳ Soumen

Vào ngày này không thể không nhắc đến món mì Somen_ đây được coi là món ăn đặc trưng mà hầu hết tất cả người Nhật sẽ điều ăn vào dịp này. Ý nghĩa của món mì Somen là cầu mong tiêu trừ những ốm đau bệnh tật và có một sức khỏe tốt.

  • Các món ăn được cắt tỉa hình ngôi sao

Gỉai mã lý do vì sao người Nhật lại thường ăn các món được cắt tỉa hình ngôi sao vào dịp Tanabata là vì ho tin rằng làm như thế thì những ước nguyện của họ sẽ được gửi đến các vì sao.

  • Các món ăn liên quan đến măng, tre

Người Nhật tin rằng có một vị thần trú ngụ trong hốc tre, lá tre có tác dụng diệt khuẩn mạnh nên được cho là có ý nghĩa xua đuổi tà ma. Chính vì thế người Nhật có phong tục ăn cơm với các món măng và bánh bao nhân ngọt được gói lá tre trong dịp lễ đặc biệt này.

Lễ hội Tanabata là một trong những lễ hội lớn ở Nhật Bản, vì vậy nếu có dịp ghé Đất nước Mặt trời mọc vào dịp này các bạn đừng bỏ lỡ ngày lễ đặc biệt này nhé!

Tin liên quan