HƯỚNG DẪN NGHỆ THUẬT CẮT GIẤY KIRIGAMI TỪ A-Z CHO NGƯỜI MỚI

Kirigami là một nghệ thuật cắt giấy đàn rất phổ biến và phát triển tại 2 quốc gia Nhật Bản và Trung Quốc nó trở thành một nét đẹp văn hóa, một loại hình nghệ thuật, tranh và các sản phẩm cũng được làm quà tặng trong các dịp du lịch hoặc triển lãm. 

                                  

I. Kirigami nghĩa là gì?

Kirigami là nghệ thuật cắt giấy truyền thống của Nhật Bản, được ghép từ hai chữ “kiru” (có nghĩa là cắt) và “kami” có nghĩa là giấy. Hiểu một cách đơn giản, Kirigami là môn nghệ thuật tạo hình bằng những đường cắt.

Các tác phẩm Kirigami hiện đại được chia làm 4 nhóm là: Kirigami 0 độ, Kirigami 90 độ, Kirigami 180 độ và Kirigami 360 độ.

II. Kirigami có giống với Origami?

Nhiều người thường nhầm lẫn Kirigami với nghệ thuật gấp giấy Origami. Tuy nhiên, thực tế, dù đều sử dụng chất liệu chung là giấy xong Origami được dùng để tạo hình còn Kirigami là cắt giấy.

Từ “ori” có nghĩa là gấp lại, xếp lại. Còn “kiru” là sử dụng kỹ thuật cắt để tạo mẫu và phần lớn là được làm từ một tờ giấy nguyên vẹn. Thực tế, Origami truyền thống không cho phép bất kỳ sự cắt bỏ nào, các bước từ đầu đến cuối đơn thuần là gấp một hay nhiều tờ giấy lại với nhau. Thêm đó, việc sử dụng hồ và băng keo cũng rất tối kỵ với Origami. Tuy nhiên, trong nghệ thuật Kirigami, cả hai kỹ thuật trên đều được phép sử dụng.

III. Các cấp độ kirigami

Các tác phẩm kirigami hiện đại được chia thành 4 nhóm: 

– Kirigami 0 độ.

                                

– Kirigami 90 độ.

                                

– Kirigami 180 độ.

                                

– Kirigami 360 độ.

                                 

Với người bắt đầu thì có thể làm kirigami 0 độ và 90 độ. 2 nhóm còn lại thì cần tính chuyên môn cao hơn.

IV. Bắt đầu với những dụng cụ để làm kirigami

Bạn nghĩ cần chuẩn bị trước để chơi kirigami? Giấy, dao hay keo dán?

Không phải nhé, đầu tiên bạn cần pattern (mẫu)

Sau đó thì hãy chuẩn bị cho mình những dụng cụ sau nhé. Đối với người mới bắt đầu, cần thiết nhất vẫn là dao và giấy, không nhất thiết là phải có đủ những dụng cụ sau:

1. Giấy

Đa phần giấy sử dụng trong kirigami có định lượng 180 gsm (g/m2).

– Đối với các mẫu kirigami 0 độ thì giấy không cần quá cứng và dày quá.

– Đối với các mẫu 180 độ thì nên dùng giấy dày và cứng hơn 1 chút. Để đảm bảo độ chắc chắn và giữ hình dạng mẫu thì nên dùng giấy có định lượng 200 – 220 gsm. 

                                  

2. Dao

Bạn có thể sử dụng các loại dao mổ, dao rọc giấy và dao chuyên dụng. Dao càng sắc, lưỡi mảnh và nhỏ, cán thon sẽ giúp bạn làm trong thời gian dài thoải mái, không mệt mỏi. 

– Dao chuyên dụng (được khuyên nên dùng): cán tròn dễ cầm, có thể thay bằng lưỡi dao số 11.

                                 

– Dao rọc giấy.

                                  

– Dao mổ: (cán số 3 và lưỡi số 11)

                                  

3. Kéo

Có thể sử dụng kéo để cắt đường bao của chi tiết. Bạn có thể sử dụng bất kỳ loại kéo cắt giấy nào. Nếu thiết kế quá dày thì bạn có thể sử dụng các loại kéo chuyên dụng khác. 

                                  

4. Keo

Bạn nên có ít nhất 3 loại keo này, đặc biệt là với các mẫu kirigami cấp cao.

– Keo khô: Ưu điểm là không làm nhăn giấy, tuy nhiên có độ dính không cao và lâu khô. Keo khô chỉ dùng để gắn tạm, chỉnh sửa, không thích hợp cho việc cố định các mảnh ghép lại với nhau. 

                                  

– Keo sữa: Bạn có thể mua ở các cửa hàng đồ điện. Keo tuy có độ dính chắc chắn nhưng lại dễ làm nhăn giấy mà có mùi hơi khó chịu. 

                                 

– Keo 502: Loại keo này cố định mảnh ghép cực tốt. Tuy nhiên, cần sử dụng cẩn thận. Vì nó vừa có thể làm lem mô hình nếu sử dụng quá tay, vừa có thể gây cảm giác bỏng rát nếu lỡ dây ra tay. 

                                 

5. Kẹp nhíp

Nhíp dùng để giữ, cố định những vật thể nhỏ mà bạn không cầm được, hoặc đơn giản là bạn không muốn keo chảy vào tay mình. Trong nghệ thuật cắt giấy kirigami, bạn cần chuẩn đến từng chi tiết nhỏ nhất.

                                 

6. Thước

Thước được dùng nhiều khi bạn sử dụng dao. Để sử dụng được lâu thì bạn nên sử dụng thước sắt không gỉ. Thước còn có tác dụng làm chặt vị trí dán bằng cách ép thước lên trên thật chặt, rồi dùng tay miết vào chỗ dán. 

7. Thớt lót (hay bàn cắt)

– Thớt lót có nhiều loại. Loại tốt nhất làm bằng cao su, 1 miếng khổ A3 và dày 3mm có giá khoảng 150k.

                                

– Giấy: bạn chỉ cần 1 xấp giấy nháp, tạp chí, báo cũng được. Tuy nhiên, nó dễ phát sinh mẩu giấy vụn làm rối mắt và thường xuyên phải thay sau 1 thời gian ngắn sử dụng. 

– Tấm ván gỗ: Sau 1 thời gian thì mặt phẳng sẽ nham nhở và bạn lại phải thay mới. 

– Mặt kính: Kinh rất cứng nên bạn sẽ không phải lo lắng về độ sử dụng của nó. Tuy nhiên, bạn sẽ nhanh phải thay lưỡi dao. Kính được nhiều nghệ nhân kirigami kỳ cựu yêu thích, còn đối với người chơi chưa lâu, thì được khuyên là không nên sử dụng. 

IV. Hướng dẫn cắt giấy Kirigami

Một chút lưu ý về pattern trước khi bắt tay làm quen với nghệ thuật cắt giấy kirigami nhé. Những mẫu có sẵn pattern thường được chia theo 2 cách:

Cách 1: đường liền nét (cắt) và đường đứt nét (gấp).

Cách 2: đường đen (cắt), đường màu xanh (gấp lồi), đường màu đỏ (gấp lõm) hoặc ngược lại xanh (gấp lõm) và đỏ (gấp lồi) 

                                 

1. Cách làm kirigami quay ma thuật – cắt in

Cắt in đơn giản và được nhiều bạn mới chơi lựa chọn. Các mẫu in thường là các đường nét, giấy in thường là 120 – 180 gsm và phải in ngược mẫu. 

Cắt in tuy nhanh, đơn giản nhưng chất lượng không được cao. 

– Bước 1: Lấy 1 mẫu có sẵn được gọi là “thẻ quay ma thuật”. Có thể sẽ có mẫu hình vuông hoặc hình trong, cả 2 đều có cách làm giống nhau. 

– Bước 2: In mẫu ra giấy với các đường nét để cắt. (thường được mã hóa màu)

                      

– Bước 3: Cắt theo các đường nét màu đen. Nếu là hình vuông, hãy sử dụng thước kim loại để có thể cắt thẳng nhất và không cắt dọc theo đường trung tâm. 

                       

– Bước 4: Cắt nhẹ mũi dao với các đường zích zắc theo hướng lên trước, xuống sau. Thường các đường này sẽ có màu để chỉ cho bạn nên cắt như thế nào.

                       

– Bước 5: Cắt đường trung tâm. Sử dụng thước kim loại để đường cắt được thẳng nhất. 

                       

– Bước 6: Lật tờ giấy và cắt tương tự ở mặt sau. Hãy chắc chắn rằng bạn đã làm theo đúng như mặt trước. 

– Bước 7: Gấp các đường zích zắc theo màu đã quy định. 

                       

– Bước 8: Gấp đôi tờ giấy theo đường trung tâm. 

                       

– Bước 9: Mở và đóng từ từ tờ giấy. Khi bạn mở, hình vuông hoặc hình tròn bên trong sẽ xoay một cách kỳ diệu! 

                       

2. Cách làm kirigami lồng vào nhau – cắt lót gián tiếp

Cắt lót gián tiếp là cách sử dụng tách biệt mẫu cắt và giấy cắt. Mẫu in luôn là màu đen, độ giày giấy tùy chọn, có thể in theo bất kỳ chiều nào. Khi cắt người cắt phải cố định phần giấy in lên trên giấy cắt. Cắt lót gián tiếp có chi phí in rẻ, chất lượng mẫu cắt khá tốt. Tuy nhiên, nó khó áp dụng trên các mẫu cắt khổ lớn, kỹ thuật cắt cao và dùng nhiều lực hơn. 

– Bước 1: Tìm 1 mẫu kirigami đơn giản. Mẫu sẽ gồm 2 mảnh giấy được cắt theo hình phản chiếu, sau đó được gấp lại và lồng vào nhau. 

                      

– Bước 2: In mẫu của bạn trên cardstock. Bạn nên sử dụng giày 85 pound A4 hoặc 21.59 * 27.94 cm 

– Bước 3: Cắt dọc theo các đường màu đen. Bắt đầu với các hình nhỏ, bên trong trước, sau đó chuyển sang hình lớn hơn. Không cắt nét đứt. 

                      

– Bước 4: Cắt các điểm trên các đường nét đứt. Cẩn thận để không cắt qua giấy. 

                      

– Bước 5: Gấp giấy theo các dòng cắt, hướng gấp phụ thuộc vào thiết kế bạn chọn. 

                      

– Bước 6: Lắp ráp theo các hình dạng cắt theo chỉ định của thiết kế. Hầu hết các thiết kế loại này có các khe phản chiếu lồng vào nhau. Giữ 2 mảnh cắt song song với sàn, sau đó nghiêng chúng tạo thành hình chữ X. Trượt chúng lại với nhau tại ghe, sau đó làm phẳng chúng.

                      

– Bước 7: Chọn 1 tấm cardstock để làm cơ sở. Có thể cùng trọng lượng và kích thước tờ trước. Gấp đôi tờ cardstock này lại.

                      

– Bước 8: Dán cardstock đã cắt vào cardstock cơ sở sao cho cardstock đã cắt thành hình chữ V và được đặt ở đường giữa của cardstock cơ sở.

                       

IV. Meọ Kirigami

– Đối xứng

Đây là một yếu tố vô cùng quan trọng. Thiết kế cần giống nhau ở cả 2 mặt. Do đó, gấp giấy trước khi cắt cần chú ý đến sự đối xứng. 

– Đường nét

Hầu hết các mẫu kirigami có các đường nét liền để chỉ nơi cần cắt và các đường nét đứt chỉ ra nếp gấp núi hoặc nếp gấp thung lũng. 

– Giấy

Mặc dù trong nghệ thuật cắt giấy kirigami, bạn có thể sử dụng bất kỳ loại giấy nào. Tuy nhiên, với những thiết kế cần gấp nhiều, thì giấy mỏng vẫn được ưu tiên hơn. Bạn cũng có thể sử dụng giấy màu để làm tăng thú vị.

– Dụng cụ

Đối với một số người, việc sử dụng một con dao thủ công sẽ dễ dàng hơn là dùng kéo. Bạn cũng nên đầu tư một chiếc thớt lót chất lượng để tránh làm ảnh hưởng đến thiết kế. Thước kẻ sẽ giúp tạo nếp gấp sắc nét trên giấy. 

Cách làm những tác phẩm cắt giấy cũng không quá khó, bạn chỉ cần có những dụng cụ cần thiết và một chút khéo leo với một vài mẫu Pattern đơn giản bạn cũng có thể làm ra những tấm thiệp, những món quà nhỏ nhắn siêu đẹp và độc đáo rồi, chần chừ gì nữa bạn ơi, thử làm ngay thôi.

 

Tin liên quan