DAIJOUBU LÀ GÌ? Ý NGHĨA VÀ CÁCH SỬ DỤNG CHÍNH XÁC NHẤT
Khi đến Nhật, tất nhiên bạn sẽ nghe mọi người xung quanh giao tiếp bằng tiếng Nhật. Những từ quen thuộc mà bạn có thể bắt gặp sẽ là “kawaii” (đáng yêu), “samui” (lạnh), “atsui” (nóng), “ne!” (không phải vậy sao?), “arigatou” (cảm ơn), “mata ne” (gặp lại sau nhé) và nhiều hơn thế nữa. Thế bạn đã bao giờ nghe thấy từ “daijoubu” (đôi khi được phát âm là “daijobu”) chưa?
Nếu bạn từng nghe thấy từ này rồi, có thể bạn sẽ băn khoăn về ý nghĩa thật sự của nó. Từ “daijobu” được dùng trong nhiều trường hợp, và với mỗi trường hợp nó lại có ý nghĩa khác nhau. Đây là một trong những từ tiếng Nhật được sử dụng phổ biến nhất. Vậy thì “daijoubu” có nghĩa là gì? Và làm cách nào để bạn có thể sử dụng nó một cách phù hợp khi bạn ở Nhật ?
I. Daijoubu là gì?
Từ “daijoubu” trong tiếng Nhật có rất nhiều nghĩa, tùy vào các tình huống khác nhau nó có thể được sử dụng với ý nghĩa “Có” hoặc “Không”.
Ban đầu, “daijoubu” không có nghĩa từ chối hoặc xác nhận, tuy nhiên có rất nhiều người nhầm lẫn sử dụng 「いや、大丈夫です」”không, không sao” đối với câu đề nghị của đối phương, vì thế từ này được sử dụng phổ biến và mang thêm ý nghĩa từ chối.
Ở Trung Quốc những người đàn ông gần với chiều cao trung bình khoảng 1m8 「一丈」sẽ được gọi là 「丈夫」có nghĩa là người đàn ông mạnh mẽ, hoàn hảo. Khi được du nhập vào Nhật Bản, nó không còn mang ý nghĩa gốc nữa, mà được thay thế thành từ thể hiện ý nghĩa cảm thấy an tâm, nhẹ nhõm.
Ví dụ:
今では大丈夫で会話が出来てしまうほど色んな意味で使われている
( Bây giờ được sử dụng bằng rất nhiều ý nghĩa thậm chí trong hội thoại cũng có thể sử dụng được. )
弟に留守番を頼んだけど心配していたら、元気に大丈夫だよ!と笑われて安心した
( Sau khi nhờ em trai trông coi nhà cửa tôi đã lo lắng, nhưng bị cười nhạo và nói “Không sao đâu, ổn mà!” tôi cảm thấy an tâm hơn. )
コートに出る前に今までの練習を思い返して大丈夫と自分に言い聞かせて試合に臨む
( Trước khi ra sân thi đấu tôi tự nhũ với bản thân rằng “nhìn lại quá trình luyện tập cho đến hôm nay, sẽ ổn thôi mà” rồi bước vào cuộc thi. )
II. 6 Ý nghĩa và cách sử dụng chính xác nhất của Daijoubu
Chúng ta thường sẽ gặp bối rối nếu không hiểu ý nghĩa thật sự của từ này. Nhưng nếu tìm hiểu trước ý nghĩa, bạn sẽ dễ dàng giao tiếp hơn khi muốn thể hiện cảm xúc của bản thân ở Nhật, hay khi hiểu những từ mà đối phương nói.
1. Mạnh mẽ, chắc chắn – không cần bận tâm, có thể an tâm
Ý nghĩa ban đầu của “daijoubu” được sử dụng để chỉ những vật có tính bền, khó vỡ.
Ví dụ:
- Khi tìm một món quà lưu niệm khó vỡ trong lúc di chuyển
「これは造りがしっかりしているから、スーツケースにそのまま入れても大丈夫」
(Đây là món đồ rất bền nên bỏ nguyên vậy trong vali cũng sẽ không sao đâu.)
Ngoài cũng có thể được sử dụng cho người.
Ví dụ:
- Có thể dùng để thể hiện là “ổn” đối với những người như là người có thể dựa vào, người có thể an tâm, người có thể làm việc,….
「あの人に任せておけば大丈夫だね」(Nếu giao cho người đó sẽ ổn mà nhỉ.)
2. Không nhầm lẫn, chính xác
“Daijoubu” ở đây được sử dụng khi kiểm tra thời gian.
Ví dụ:
- Khi bạn muốn kiểm tra tại quầy lễ tân xem có đủ thời gian cho đến khi bảo tàng đóng cửa hay không
「まだ、時間は大丈夫ですか?」(Thời gian vẫn còn chứ?)
Ngoài ra, cũng được sử dụng để cầu nguyện mong một cái gì đó diễn ra tốt đẹp.
Ví dụ:
- Không thể nói tiếng Nhật tốt vì thế bạn thân khuyên nhũ
「今度はきっと大丈夫、上手くいくよ」(Lần này, chắc chắn sẽ ổn thôi tớ sẽ làm tốt.)
3. Xác nhận ý cần thiết – không cần thiết
Khi bạn thấy một người đang gặp khó khăn do mất đồ đạc có giá trị trong thành phố hoặc người trông có vẻ không khỏe, từ 「大丈夫ですか?」được sử dụng như là một từ để hỏi liệu người đó có cần sự giúp đỡ hay không.
Ngoài ra, khi trả lời câu hỏi này cũng sẽ nói lại từ「大丈夫です」. Nếu đối phương trả lời 「大丈夫です、ありがとう」có nghĩa là “NO” không cần sự giúp đỡ.
Ví dụ:
- Nếu bạn thấy một người lớn tuổi đang mang hành lý nặng trên cầu thang của một cửa hàng bách hóa
「大丈夫ですか?持ちましょうか?」(Bác có ổn không ạ? Có cần cháu xách giúp không?)
Ngoài ra, trong vài năm gần đây, “daijoubu” thường được sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau, đặc biệt là bởi các nhân viên trẻ tại các nhà hàng và cửa hàng tiện lợi.
Ví dụ:
- Tại nhà hàng, nhân viên nhìn thấy khách uống khoảng một nửa lượng trong ly
「お水のおかわり、大丈夫ですか?」(Tôi thay nước có được không)
- Tại của hàng tiện lợi, khi khách mua hộp cơm nhân viên bán hàng sẽ hỏi
「お箸は大丈夫ですか?」(Bạn có dùng đũa không?)
Từ「大丈夫ですか?」ở đây được dùng để thay thế cho từ「必要ですか?」có nghĩa là “bạn có cần không?”
Và khi trả lời lại nhiều người sẽ nói câu「大丈夫です」có nghĩa là “NO” không cần.
4. Không vấn đề
“Daijoubu” bao gồm cả sắc thái của「問題ない」không vấn đề. Thêm vào đó, cụm từ「全然大丈夫」“không có vấn đề gì cả” đang có sức lan tỏa mãnh liệt trong giới trẻ. Từ này được sử dụng với nghĩa tương tự như「全然問題ない」, và có vẻ như khi nhấn mạnh không sao, người ta thường nói rằng 「全然大丈夫」.
Ví dụ:
- Đối với những người bạn đến muộn trong những cuộc
「遅れてごめんなさい!」(Xin lỗi, tới đến trể)
「大丈夫だよ」 または 「全然大丈夫だよ」
(Không sao đâu) hoặc ( Hoàn toàn không có vấn đề gì)
“Daijoubu” được sử dụng được khi bạn hơi lo lắng, phiện muộn về một điều gì đó.
Ví dụ:
- Khi đang mong đợi đến chuyến tham quan vào ngày hôm mai, thì được biết tin từ dự báo thời tiết rằng ngày mai sẽ có mưa.
「明日の天気、大丈夫かな」(Mong rằng ngày mai trời sẽ ổn)
- Khi nhìn thấy thực phẩm sống như thịt bò sống và trứng sống ở quán rượu.
「これは生のまま食べても大丈夫ですか?」(Đồ ăn sống như thế ăn liệu có ổn không vậy?)
Có thể thay thế bằng 「これは生で食べても問題ありませんか?」(Đồ ăn sống như thế ăn liệu có vấn đề gì không?)
5. Xác nhận ý có thể – không có thể
Khi xác nhận có hay không có khả năng, từ “daijoubu” cũng được sử dụng rất hữu ích. Người nước ngoài thường cảm thấy khó hiểu hoặc không rõ ràng về văn hóa và quy tắc độc đáo của Nhật Bản. Trong trường hợp như vậy, hãy thử sử dụng từ này.
Ví dụ:
- Khi bạn không biết mình có thể đi giày ở nhà trọ Nhật Bản hay không
「靴を脱がずにここに入っても大丈夫ですか?」(Tôi vào đây mà không cởi giày có được không?)
- Khi bạn muốn mặc đồ tắm tại suối nước nóng
「水着を着て温泉に入っても大丈夫ですか?」(Mặc đồ tắm vào suối nước nóng có được không?)
6. Từ chối nhẹ nhàng
Một ý nghĩa nữa của từ “daijoubu” mới được bắt đầu sử dụng vào những năm gần đây. Nó chủ yếu được giới trẻ sử dụng với nghĩa từ chối nhẹ nhàng lời mời hoặc lòng tốt của người đối phương. Đó dường như là từ tốt nhất để truyền đạt ý định rằng “bạn không cần sự quan tâm, lo lắng đó”.
Ví dụ:
- Khi nhân viên bắt đầu cho sản phẩm vào túi tại quầy thu ngân siêu thị
「大丈夫です、袋を持っています」(Không cần đâu, tôi có mang theo túi.)
- Khi một người bạn Nhật giới thiệu đồ ngọt Nhật Bản, nhưng bạn không giỏi món này
「ありがとう、大丈夫です」(Cảm ơn, không cần đâu.)
Những người mới bắt đầu học tiếng Nhật có thể dễ dàng sử dụng “daijoubu desu” để thể hiện sự sự đồng ý hay từ chối, hay xác nhận với người khác rằng mình vẫn ổn. Tuy nhiên, bạn hãy cẩn thận và đừng lạm dụng “daijoubu”, đặc biệt là trong kinh doanh, bởi đây không phải là một từ mang sắc thái nghiêm túc. Nhưng hãy cứ thoải mái dùng nó với những người bạn Nhật Bản của bạn nhé! Tìm hiểu và tiếp thu những cụm từ linh hoạt kiểu này sẽ là những bước đệm để bạn học cách nói tiếng Nhật trôi chảy và hiệu quả. Lần tới khi bạn nghe thấy “daijoubu”, hãy để ý biểu cảm khuôn mặt cùng cử chỉ của người nói, luyện tập nói “daijoubu” với chính mình, và chỉ sau một thời gian ngắn bạn sẽ sẵn sàng dùng nó một cách tự nhiên như người Nhật!