COE LÀ GÌ? CÁC LỖI BỊ TỪ CHỐI COE? BÍ QUYẾT ĐỖ COE CAO

Nhiều người vẫn còn nhầm lẫn giữa COE và VISA. Và chưa biết được tầm quan trọng của COE trong việc du học, định cư tại Nhật Bản. Với bài viết dưới đây Kiến Minh sẽ giải thích cho mọi người hiểu rõ tầm quan trọng của COE.

                                

 

I.COE LÀ GÌ?

1. COE là gì?

COE ( Certificate of Eligibility ) tiếng Nhật “有資格証明書” là Giấy chứng nhận tư cách lưu trú của bạn tại Nhật. COE được cấp bởi Cục Xuất Nhập Cảnh của Nhật Bản, xác nhận tư cách của người nước ngoài khi học tập, sinh sống hoặc làm việc tại Nhật.

                                   

2. Những trường hợp nào cần xin giấy chứng nhận tư cách tạm trú

COE là giấy bắt buộc đối với những người muốn ở lại Nhật bản học tập, định cư trên 90 ngày. Nếu không có giấy này thì bạn đang ở lại Nhật bất hợp pháp.

Các trường hợp cần xin COE

  • Du học
  • Sang Nhật làm việc
  • Định cư lâu dài tại Nhật.

Đối với những trường hợp sang Nhật đi du lịch, họp,  thăm người thân,.. ( không quá 90 ngày ) thì không cần xin COE.

 

3. COE và VISA khác nhau như thế nào?

 

 

COE

VISA

Ý nghĩa

Giấy chứng nhận tư cách lưu trú

Giấy chứng nhận nhập cảnh hợp pháp

Được cấp bởi

Cục xuất nhập cảnh Nhật Bản

Đại sứ quán tại nước sở tại

Thời gian xin cấp

2 đến 3 tháng

5 – 10 ngày làm việc

 

II. CÁC LỖI BỊ TỪ CHỐI COE

Quy trình và điều kiện xin COE rất khắt khe, nên có rất nhiều trường hợp bị đánh rớt. Nhiều bạn thắc mắc lý do Cục xuất nhập cảnh Nhật Bản từ chối COE mà không rõ lý do? Và mã lý do trượt COE là gì?

 

Trường hợp 1:  Xin cấp giấy COE có hành vi gian lận, thiếu trung thực.

STT

KÝ HIỆU

LÝ DO TRƯỢT COE

1

Sau khi kiểm tra lý lịch xuất cảnh, tình trạng cư trú của người nộp đơn nhận thấy không có sự tin tưởng.

A

Có tiền sử đã từng xuất cảnh.

B

Có tiền sử bị trục xuất.

C

Tình hình tạm trú, học tập trước đây không tốt.

D

Không khai báo tiền sử xuất cảnh trước đây.

2

Qua xem xét lý lịch của người nộp đơn nhận thấy không đáng tin cậy

A

Không có bằng chứng hay giải trình về lý do không được cung cấp COE trước đây.

B

Không chấp nhận các bằng chứng hay giải trình về lý do không được cấp COE trước đây .

C

Không chấp nhận hồ sơ liên quan đến người nộp không đầy đủ.

3

Sau khi xem xét quá trình học tập nhận thấy người nộp đơn không có năng lực, ý chí trong học tập.

A

Không có tính hợp lý trong lý do du học và quá trình học tập.

B

Không có đầy đủ bằng chứng về ý chí, năng lực học tập.

C

Không tin tưởng vào việc học tập tiếng Nhật.

D

Không có đầy đủ bằng chứng về năng lực học tiếng Nhật.

4

Nhận thấy không có sự tin tưởng trong hồ sơ. Không có tính toàn vẹn trong nội dung ghi ở hồ sơ đã nộp.

A

Bằng tốt nghiệp

G

Học bạ

B

Chứng nhận học tiếng Nhật

H

Chứng nhận sinh viên

C

Bản công chứng

I

Giấy khai sinh

D

Sơ yếu lý lịch

J

Sổ hộ khẩu

E

Chứng minh số dư ngân hàng

K

Sổ ngân hàng, sao kê tiền gửi, tiền rút

F

Chứng minh việc làm, thu nhập

L

Giấy tờ khác..

5

Do nộp thiếu hồ sơ yêu cầu nên nhận thấy không có bằng chứng đầy đủ về lý lịch của người nộp đơn và năng lực chi trả chi phí của người bảo lãnh.

 

Trường hợp 2: Không thừa nhận được việc phù hợp với các tiêu chuẩn được quy định tại điều 7, khoản 1, mục 2 của Pháp lệnh về kiểm soát xuất nhập cảnh và người tị nạn luên quan đến tư cách lưu trú khi đi du học Nhật Bản.

 

STT

KÝ HIỆU

LÝ DO TRƯỢT COE

6

Liên quan đến người bão lãnh

A

Không tin tưởng được việc có thể chi trả chi phí khi học tập và sinh hoạt tại trường Nhật.

B

Không có đủ bằng chứng chứng minh có thể chi trả chi phí ổn định, liên tục trong quán trình học ( quá trình hình thành tài sản ).

C

Vì hồ sơ liên quan đến người bão lãnh không đầy đủ nên độ tin cậy về nội dung liên quan đến cam kết chi trả chi phí cũng không đáng tin cậy.

D

Không có lý do chính đáng về việc hoàn trả chi phí của người nộp đơn cho người bão lãnh.

7

Lý do khác

 

Thông thường khi bị từ chối COE, cục xuất nhập cảnh sẽ trả về cho phía nhà trường 1 phiếu báo lý do trượt như dưới đây:

 

 

Mã hồ sơ

Quốc tịch

Tên học sinh

Mã lý do trượt chính xác

( Lý do trượt COE )

 

Để có được phiếu báo lý do trượt, bạn có thể yêu cầu công ty tư vấn du học liên hệ với trường để có được thông tin chi tiết, chính xác tại sao hồ sơ bị trượt.

 

Một số lỗi COE thường gặp:

  • Lỗi trượt do chứng minh tài chính là lỗi liên quan đến Sổ tiết kiệm, số dư ngân hàng: 4E, 4K
  • Lỗi liên quan đến việc chứng minh việc làm, chứng minh thu nhập: 4F
  • Lỗi liên quan đến người bảo lãnh: 6A, 6B, 6C

III. BÍ QUYẾT ĐỖ COE CAO

1. Vấn đề chứng minh tài chính.

Chứng minh tài chính là yêu cầu bắt buộc của Cục xuất nhập cảnh Nhật Bản để đảm bảo rằng ứng viên có đủ tài chính để trang trải học phí và các chi phí sinh hoạt khác trong thời gian học tập tại Nhật Bản. Cục XNC sẽ xem xét sổ ngân hàngthu nhập hàng tháng của người bảo lãnh (thường là bố mẹ, anh chị em) để đánh giá khả năng tài chính.

Sổ tiết kiệm: Số tiền trong sổ tiết kiệm của người bảo lãnh không dưới 500 triệu đồng, thời hạn gửi tối thiểu là 6 tháng (trường hợp dưới 6 tháng, nếu có giải thích hợp lý vẫn được cấp COE bình thường). Tiền gửi tiết kiệm được sử dụng để đảm bảo rằng luôn có một số tiền cố định để giúp du học sinh chi trả cho những trường hợp bất trắc xảy ra tại Nhật Bản.

Chứng minh thu nhập hàng tháng, hàng năm của người bảo lãnh: Mọi nghề nghiệp không phạm pháp đều được đại sứ quán / LSQ công nhận. Tuy nhiên, thông tin thể hiện thu nhập hàng tháng cần hợp pháp, và thu nhập thực tế phải trung bình từ 30 triệu / tháng trở lên đã bao gồm các khoản thu nhập khác.

2. Hồ sơ du học phải logic và trung thực.

Một bộ hồ sơ được COE chấp thuận cho sinh viên quốc tế cần phải logic, đầy đủ và hoàn toàn chính xác và trung thực. Có vẻ như những sai sót nhỏ, chẳng hạn như giữa địa chỉ cư trú hiện tại của bạn và hộ khẩu, cũng có thể là lý do tại sao bạn không thể xin được COE và visa du học Nhật Bản của mình. Đặc biệt nếu phát hiện ra bất kỳ sự giả mạo nào về dữ liệu cá nhân của ứng viên thì chắc chắn sẽ bị loại. Thí sinh trượt do lỗi này cơ hội làm lại hồ sơ là không.

  • Những giấy tờ chứng minh nguồn thu nhập, tài sản cần có dấu của cơ quan chức năng.
  • Trong trương hợp người bảo lãnh có nhiều nguồn thu nhập, cần giải trình rõ ràng, khoa học trong biên bản giải trình hình thành tài sản.
  • Tờ khai xin COE/Visa cần điền chính xác và đầy đủ thông tin. Cục Quản lý xuất nhập cảnh và ĐSQ/LSQ thường quan tâm đến các thông tin cá nhân của ứng viên như: Lịch sử xuất ngoại, họ hàng, người thân hiện đang sống tại Nhật.,… Ứng viên có thể bị đánh trượt nếu không khai thông tin của người thân trực hệ hiện đang sinh sống tại Nhật.

3. Xây dựng kế hoạch học tập và nâng cao trình độ,năng lực tiếng Nhật.

Học tiếng Nhật rất khó nhưng việc đi du học Nhật, đạt được thành công còn khó hơn nhiều. Các trường Nhật ngữ và các cơ quan xét duyệt COE/Visa đều yêu cầu ứng viên đạt được khả năng tiếng Nhật nhất định trước khi đi du học. Do vậy, bạn luôn phải thể hiện quyết tâm bằng việc duy trì thái độ học tập nghiêm túc và xuyên suốt đến tận khi bay sang Nhật nhập học.

IV. LÀM HỒ SƠ DU HỌC TẠI KIẾN MINH

Tại sao bạn nên chọn du học cùng Kiến Minh.

  • Là trung tâm uy tính hoạt động dưới sự quản lý của Sở Giáo Dục và Đào Tạo.
  • Tỷ lệ đỗ Visa ( tư cách lưu trú COE ) cao.
  • Cam kết làm lại hồ sơ miễn phí nếu không đỗ hồ sơ.
  • Phí dịch vụ hợp lý – Chất lượng hỗ trợ hàng đầu.
  • Nhận các hồ sơ khó, hồ sơ đã trượt COE/ VISA, hồ sơ đã từng đi thực tập sinh về.
  • Đội ngủ giảng viên trình độ cao, giàu kinh nghiệm, dễ nắm bắt tâm lý học viên. Nhân viên xử lý hồ sơ chuyên nghiệp, kỹ lưỡng đảm bảo hồ sơ tỷ lệ đậu cao.
  • Luôn đặt quyền lợi học viên lên hàng đầu. Hỗ trợ các bạn học viên tìm kiếm việc làm và nhà ở tại Nhật sau khi qua Nhật.
  • Liên kết với nhiều trường tiếng Nhật, trường Đại học trên khắp đất nước Nhật Bản. Học viên được tự do chọn trường và vùng mình mong muốn.

 

Hy vọng bài viết này sẽ giúp cho mọi người hiểu được sự cần thiết của COE và nắm chắc được bí quyết đỗ COE này để áp dụng nha!!

Tin liên quan