DỊCH CHÚC NGON MIỆNG SANG TIẾNG NHẬT VÀ NHỮNG ĐIỀU BẠN NẾN BIẾT

Trong văn hóa của người Nhật, câu chào, câu chúc được đặc biệt đề cao bởi đó không đơn thuần là những câu chào, câu chúc bình thường, nó còn ẩn chứa nhiều ý nghĩa cao cả khác. Một ví dụ điển hình là câu “chúc ngon miệng” trong văn hóa Nhật Bản. Vậy dịch “chúc ngon miệng” sang tiếng Nhật như thế nào? Những cách dịch “chúc ngon miệng” sang tiếng Nhật là gì? Ý nghĩa và cách sử dụng câu “chúc ngon miệng” ra sao. Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết sau.

 

Chúc ngon miệng trong tiếng Nhật là gì?

Dịch “chúc ngon miệng” sang tiếng Nhật Bản là Itadakimasu – いただきます (nghĩa đầy đủ là Chúc ngon miệng/ cảm ơn vì bữa ăn) Người Nhật trước mỗi bữa ăn thường nói Itadakimasu kèm theo hành động chắp tay đầy kính cẩn. Itadakimasu không chỉ mang nghĩa là chúc ngon miệng, thật ra nó còn mang ý nghĩa là “xin phép được dùng bữa” hoặc “cảm ơn vì bữa ăn” nữa đó.

                                    

Nghĩa đơn thuần được sử dụng nhiều nhất của Itadakimasu có nghĩa là nhận, lấy (cách nói khiêm tốn). Cụm từ này được sử dụng trước khi ăn là bởi đó là khi bạn nhận lấy thức ăn. Hiểu theo cách nôm na, Itadakimasu mang hàm ý là “Tôi rất cảm kích và xin được khiêm nhường đón nhận lấy bữa ăn này”.

Vì vậy nói Itadakimasu trước bữa ăn là một phần quan trọng không thể thiếu trong nghi thức văn hóa Nhật Bản. Thông thường, mọi người trên bàn ăn sẽ cùng nhau nói câu chúc ngon miệng Itadakimasu như dấu hiệu bắt đầu bữa ăn, nhưng cũng có rất nhiều trường hợp ăn một mình cũng sử dụng câu nói này.

Trong một số trường hợp khác, người Nhật Bản có thể chúc ngon miệng bằng Douzo goyukkuri omeshiararikudasai – khi dịch sang tiếng Nhật sẽ là 「どうぞごゆっくりお召し上がりください!Câu chúc này thường được sử dụng tại các nơi công cộng như nhà hàng, khách sạn,…

Không chỉ trước bữa ăn mà ngay cả sau bữa ăn, người Nhật cũng sẽ nói thêm ごちそうさまでした!– Gochisousamadeshita với ý nghĩa cảm ơn vì bữa ăn này.

 

Nguồn gốc của câu nói “chúc ngon miệng” của người Nhật.

Nghi thức nói Itadakimasu trước mỗi bữa ăn được bắt đầu từ thời Meji (năm 1913) và chỉ lưu truyền trong giới quý tộc – tầng lớp cao nhất xã hội lúc bấy giờ. Sau thế chiến thứ 2, nhận thấy ý nghĩa tốt đẹp mà Itadakimasu, Nhật Bản mới bắt đầu phổ biến nghi thức này rộng rãi ra toàn dân.

Cho đến ngày nay, nói “Itadakimasu” trước mỗi bữa ăn được xem là văn hóa đặc trưng và không thể thiếu trong cuộc sống thường ngày của người Nhật.

 

Ý nghĩa của câu nói “Itadakimasu”

Đối với người Nhật, “Itadakimasu” không chỉ đơn thuần là câu chúc ngon miệng mà nó còn là lời cảm ơn và sự kính cẩn đối với thức ăn. Theo quan điểm của họ, ăn không phải là việc hưởng thụ mà đó là sự cho đi. Bất kể thức ăn bạn đang ăn là mặn hay chay thì trước khi được đặt lên đĩa đều là một sinh mệnh sống. Để duy trì sự sống cho con người, sinh mệnh đó buộc phải hy sinh, tạo thành vòng tuần hoàn tương tự như chuỗi thức ăn trong lý luận phương Tây.

Đồng thời, khi bắt đầu bữa ăn bằng câu nói “Itadakimasu” có nghĩa là bạn đang cam kết không được bỏ phí thức ăn. Bởi đã có rất nhiều sinh mệnh phải từ bỏ mạng sống để tạo nên bữa ăn này cho bạn. Việc bỏ thừa thức ăn bị người Nhật coi là thiếu tôn trọng. Trong văn hóa của người Nhật cũng có một câu nói để thể hiện tầm quan trọng của thức ăn: “ 米こめ一粒ひとつぶ一粒ひとつぶには、 七人しちにんの 神様かみさまが 住すんでいる。” (Dịch nghĩa: Có 7 vị thần sống trong từng hạt gạo).

 

Các đối tượng Itadakimasu gửi lời cảm ơn là ai?

  • Các nguyên liệu thức ăn

Nói “Itadakimasu” để thể hiện sự biết ơn đối với những sinh vật đã hi sinh thân mình để tạo ra bữa ăn cho bạn. Đó có thể là thịt, cá, rau, củ, hạt gạo, hạt đậu nành hay thậm chí là một hạt muối. Bởi nếu đã xuất hiện trên cuộc sống này thì mọi vạn vật đều có sự sống và cần được biết ơn bởi sự hy sinh đó.

Hơn nữa, khi nói “Itadakimasu” cũng có nghĩa là họ đang nhắc  nhở mình phải ăn thật ngon và ăn hết, không được để thừa lại. Nếu không sẽ xúc phạm đến những sinh vật tự nhiên kia.

  • Cảm ơn người đã làm ra món ăn đó

                                 

Thịt, cá hay rau củ đều không thể tự trở thành món ngon nếu thiếu đi yếu tố con người. Vì vậy, nói “Itadakimasu” cũng thể hiện sự biết ơn của bạn đối với những đóng góp vô hình đó. Hãy thử tưởng tượng xem, một chú cá phải trải qua bao hành trình mới có thể trở thành món ăn của bạn: từ biển chúng được người dân chài đánh về rồi mang ra chợ bán, rồi từ chợ mới đến nhà hàng hoặc đến bàn ăn của gia đình bạn. Quá trình ấy là thành quả lao động của rất nhiều con người. Vì vậy chúng ta cần phải gửi lời cảm ơn đến họ.

  • Cảm ơn người đã thiết đãi bữa ăn

Khi tới nhà bạn bè, đồng nghiệp,… và được thiết đãi hay đến ăn ở nhà  hàng, câu nói “Itadakimasu” trước bữa ăn giống như một lời cảm ơn hướng đến gia chủ, người bán hàng, người đầu bếp.

Ý nghĩa của việc chung tay

Có nhiều giả thuyết khác nhau về ý nghĩa của việc chắp tay khi nói 「いただきます」 “Itadakimasu”. Theo một giả thuyết, nó dựa trên lòng biết ơn của 浄土真宗 (Joudo Shinshuu) – Tịnh độ chân tông ( là một nhánh của Tịnh Độ tông tại Nhật do Thân Loan sáng lập. Tông phái này đặt trọng tâm vào Vô lượng thọ kinh.

Giáo pháp của tông phái là chuyên trì tụng danh hiệu A-di-đà, với hi vọng sẽ được tái sinh ở cõi Cực lạc Tịnh độ, nhờ sức cứu độ của Phật)  vì đã nhận được sự sống, nhưng các chi tiết không được chứng minh rõ ràng lắm.

 

Cách thực hiện nghi thức chúc ngon miệng trước khi ăn của người Nhật Bản

Nếu bạn đang có dự định sang Nhật Bản thì hãy học ngay nghi thức chúc ngon miệng của họ theo các bước cơ bản như sau:

Về cơ bản nghi thức “chúc ngon miệng”  bao gồm 4 bước:

  • Bước 1: Chắp tay vào nhau
  • Bước 2: Nói “Itadakimasu”
  • Bước 3: Cúi đầu nhẹ
  • Bước 4: Cầm đũa lên và bắt đầu ăn

                                 

Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng tình huống và những người ngồi cùng bàn ăn mà nghi thức này cũng có sự điều chỉnh sao cho phù hợp. Ví dụ, trong các tình huống thông thường hoặc những bữa cơm thân mật, chúng ta không nhất thiết phải cúi đầu hay chắp tay. Tuy nhiên, với những bữa ăn lịch sự, trang trọng thì chúng ta cần thực hiện đầy đủ các bước như trên.

Trên đây là bài viết chia sẻ dịch “chúc ngon miệng” sang tiếng Nhật. Hy vọng sẽ mang đến cho bạn đọc thật nhiều kiến thức hay và bổ ích. 

 

Tin liên quan