VÌ SAO CÓ NHIỀU LỄ HỘI MÙA HÈ Ở NHẬT BẢN

Ở Nhật Bản vào mùa hè là thời điểm diễn ra nhiều lễ hội đặc sắc nhất trong năm. Với người dân ở xứ sở hoa anh đào, mỗi sự kiện trong thời gian này đều có ý nghĩa đặc biệt như cầu mong mùa màng bội thu, trấn an các linh hồn, ngăn ngừa dịch bệnh và phản chiếu văn hóa nước Nhật.

Vào thời điểm này, rất nhiều lễ hội quy mô lớn được tổ chức, nổi bật như lễ hội Thất tịch (Tanabata Matsuri) diễn ra vào tháng 8, lễ hội pháo hoa (Hanabi) vào tháng 7 hoặc tháng 8, lễ hội Tenjin Matsuri nổi tiếng ở Osaka, lễ hội Kanda Matsuri ở Tokyo, lễ hội Gion Matsuri ở Kyoto, lễ hội múa truyền thống Bon Odori… Các lễ hội này đều có nguồn gốc từ xa xưa với nhiều mục đích khác nhau và sẽ khiến bạn không khỏi bất ngờ khi biết được. Nào, hãy cùng Kiến Minh tìm hiểu về một số lễ hội mùa hè nổi bật ở Nhật Bản nhé!

Cầu cho mùa màng bội thu

“夏祭り– Natsu Matsuri – Lễ hội mùa hè” được tổ chức tại Nhật Bản với mong muốn bảo vệ mùa màng khỏi các loài sâu hại. Ngày nay, chỉ khoảng 4% người Nhật làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp. Tuy nhiên vào thời phong kiến, con số này lên đến 85%. Gần một nửa sản lượng lúa dù trong mùa bội thu hay thất bát đều phải đóng tiền thuê đất hàng năm, gọi là "nengu". Vì vậy, họ rất quan tâm đến thành quả lao động của mình vì với nhiều người đây còn là vấn đề sống còn.

Đầu tháng 6, nông dân thường tổ chức lễ hội cấy lúa với hoạt động “dengaku" - điệu múa truyền thống của Nhật Bản được ra đời từ khoảng thế kỷ 10. Tại đây, người dân sẽ nhảy “dengaku" trước khi gieo trồng để cầu chúc cho vụ mùa suôn sẻ, với hai “nhạc cụ" chính là binzasara và sasara - dụng cụ đặc trưng của nghề nông. Tùy từng vùng mà sẽ có những hoạt động khác nhau.

Trước khi phát minh ra thuốc diệt côn trùng và diệt cỏ, các lễ hội đuổi bọ (mushi okuri) cũng rất phổ biến. Vào ban đêm, dân làng sẽ dùng những ngọn đuốc (taimatsu) và rung chuông để xua đuổi côn trùng khỏi cánh đồng.

Cúng vong linh, cô hồn

 

Vào mùa hè nóng ẩm những thiên tai như bão, lũ lụt, lở đất, hạn hán và nạn đói kém thường xảy ra. Nhiều người tin rằng đây không phải là một hiện tượng tự nhiên mà nó xuất phát từ "onryo" (linh hồn báo thù), "goryo" (ma quý tộc) hay quả báo.

Điển hình nhất của một "goryo" là Tenjin (thần bầu trời), vị thần của giáo dục, văn học và trí tuệ. Ông đã từng là một người bình thường có tên là Sugawara no Michizane, sống trong thế kỷ 8. Năm 901 sau Công Nguyên, ông bị lưu đày đến Kyushu vì rơi vào bẫy do kẻ thù chính trị giăng ra. Cuối cùng ông đã chết trong cảnh sống lưu vong. Trong những năm sau đó, Nhật Bản phải hứng chịu nhiều dịch bệnh và hạn hán trên diện rộng. Ba mươi năm sau, Kyoto bị mưa lớn và sấm chớp, dẫn đến cái chết của nhiều quý tộc trong triều. Nguyên nhân được cho là linh hồn của Sugawara đã tức giận và quay ra trừng phạt những kẻ đã làm tổn thương mình. Người ta tôn thờ ông như một vị thần Tenjin và lập đền thờ Kitano Tenmangu. Lễ hội Tenjin được tổ chức từ ngày 24 đến ngày 25 tháng 7 hàng năm.

Trong lễ hội Bon, một trong những sự kiện phổ biến nhất là "segaki" - một nghi lễ truyền thống gắn liền với Phật giáo Nhật Bản - được thực hiện nhằm chấm dứt sự đau khổ của các hồn ma: muen-botoke (linh hồn không còn người thân trên nhân gian), gaki (ngạ quỷ) hoặc jikininki (thực nhân quỷ).

Phòng tránh dịch bệnh

Vào thời cổ đại, phần lớn kiến ​​thức về y học hiện đại chưa được ra đời, chế độ ăn uống của người Nhật cũng không được lành mạnh như ngày nay. Hơn nữa, việc làm lạnh dưới hầm băng chỉ dành cho giới thượng lưu.

Ở Heian-kyo (cố đô Kyoto), khi màu hè đến dịch bệnh thường xảy ra do mật độ dân số cao, hệ thống thoát nước thải kém, thường làm ô nhiễm nước uống và ngộ độc thực phẩm. Kết quả là bệnh kiết lỵ, cúm, đậu mùa, sốt rét và sởi bùng phát khắp nơi. Cũng giống như thiên tai, những bệnh dịch này cũng được đổ lỗi cho "bàn tay" của các linh hồn ma quỷ.

Kể từ thế kỷ thứ 9, Gion đã được tổ chức như một buổi lễ thanh tẩy để xoa dịu những hồn ma này. Sự kiện này đã biến toàn bộ thành phố thành một bữa tiệc khổng lồ, đặc biệt là khi những chiếc kiệu hoành tráng, nặng hàng tấn được khiêng qua nhiều khu phố.

Hy vọng bài viết trên sẽ hữu ích đối với bạn. Hãy cùng theo dõi Kiến Minh để biết thêm nhiều điều thú vị về đất nước Nhật Bản nhé!!

---------------------------------------------------------------

☎️ (028) 62 868 898 – 0938 844 469 – 0938 044 469

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP HCM
CÔNG TY CỔ PHẦN HAJIMENIPPON VIỆT NAM
TRUNG TÂM NHẬT NGỮ KIẾN MINH

Địa chỉ: 131 Nơ Trang Long, phường 12, quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh.

Tin liên quan