VĂN HÓA LÀM VIỆC VỚI NGƯỜI NHẬT VÀ NHỮNG ĐIỀU BẠN PHẢI BIẾT

Hiện nay số lượng công ty Nhật tại Việt Nam ngày càng nhiều, nếu bạn muốn làm ở công ty Nhật thì điều đầu tiên bạn cần phải biết đó là con người và tính cách như thế nào để có thể hòa nhập môi trường một cách tốt nhất. Hãy cùng Kiến Minh tìm hiểu thêm về văn hóa làm việc với người Nhật nhé!

                                    

I. Văn hóa làm việc của người Nhật

1. Đúng giờ!

Chắc chắn các bạn ai cũng biết rằng người Nhật luôn đặt lên đầu. Đối với người Nhật thì thời gian rất quý giá. Từng giây từng phút đều được tân dụng hết mức tối đa trong công việc. Vì thế “ĐÚNG GIỜ” chính là điểm quan trong nhất trong văn hóa làm việc của người Nhật.

Trong văn hóa làm việc của người Nhật, việc đúng giờ như một cách thể hiện sự tôn trọng với người đối diện. Đồng thời, đó cũng chính là cách để tôn trọng bản thân. Bởi thế mà văn hóa làm việc đúng giờ luôn được đề cao.

Nhiều người thậm chí còn đến sớm hơn thời gian đề ra. Nguyên nhân là để có thể chuẩn bị tốt hơn cho cuộc hẹn. Tuân thủ văn hóa đúng giờ của người Nhật cũng là một bước giúp bạn thành công trong cuộc đàm phán.

                                     

2. Trang phục lịch sự.

Trang phục lịch sự giúp cho cá nhân trở nên gọn gàng và chuyên nghiệp hơn trong công việc. Đối tác và khách hàng cũng sẽ đánh giá doanh nghiệp một phần dựa vào phong thái làm việc và trang phục của nhân viên công ty đó. 

Với nam giới, trang phục bắt buộc phải là vest đen cùng sơ mi trắng và có thắt cavat bên trong. Với nữ giới, trang phục sẽ là áo vest đen cùng sơ mi trắng và chân váy chữ A dài đến đầu gối. Ngay cả giày đem theo cũng phải đồng nhất với trang phục đi làm. Nam đi giày da, nữ đi giày cao gót màu đen tối đa 5 phân.Trong đó chân váy không được quá ngắn.

Quy định về trang phục này có thể bạn sẽ cảm thấy có phần hơi khắt khe. Nhưng tại Nhật thì đây là những quy chuẩn của một người nhân viên. Bởi nhẽ trong văn hóa Nhật Bản họ quan niệm công việc và giải trí phải tách biệt.

                                     

3. Làm hết sức mình, chơi hết sức mình.

 

“Đã không làm thì thôi nhưng đã làm thì phải làm hết sức mình”. Đó là điều mình đã học được tại Nhật Bản. Có lẽ chính vì điều đó mà Nhật Bản vươn lên thành đất nước phát triển hàng đầu thế giới với các công nghệ hiện đại nhất.

Sau một ngày làm việc cật lực, các nhân viên Nhật Bản không ngại tìm cách giải tỏa stress. Họ thường đến các quầy bar để trút bầu tâm sự. Một điểm đến được ưa thích khác là các quán karaoke. Tại đây mọi người được thoải mái hát hò.
                                       
Việc ca hát thỏa thuê này ngoài việc giúp họ lấy lại cân bằng sau một ngày làm việc vất vả còn là dịp để họ cùng chia sẻ thông tin, thắt chặt tình bạn hay củng cố tinh thần đồng đội.

Người Nhật rất yêu công việc, họ coi công việc như cuộc sống của mình “họ sống để làm việc chứ không phải làm việc để sống”. Họ chăm chỉ làm việc suôt đời, hạnh phúc khi được làm việc và đóng góp công sức cho xã hội . Chính điều này tạo nên một phong cách làm việc của người Nhật.

4. Cách trao đổi thông tin

Với bạn việc trao đổi thông tin đơn giản là nói ra tên, tuổi, sở thích của mình nhưng trong công việc thì sao? Trong văn hóa làm việc của người Nhật, ngay cả cấp bậc nhân viên cũng đều có danh thiếp riêng.

                                    

Việc đưa, nhận danh thiếp cũng cần phải đúng cách. Người Nhật rất trân trọng các mối quan hệ và tôn trọng người đối diện. Vì thế khi bạn được người Nhật đưa danh thiếp hãy cầm bằng 2 tay và hơi cúi người xuống.

Điều này rất quan trọng khi bạn gặp đối tác làm ăn. Cách bạn trao đổi danh thiếp quyết định sự thành bài cho một cuộc đàm phán đấy nhé.

5. Ứng xử với đồng nghiệp trong văn hóa Nhật Bản

Văn hóa làm việc của người Nhật thật đặc biệt phải không? Ngoài những yếu tố chính thì mình chia sẻ thêm một chút về một vài văn hóa ứng xử với đồng nghiệp.

  • Khi đi mừng lễ cưới đồng nghiệp

                                   

Khi đi dự đám cưới có một “quy định” ngầm về tiền mừng cưới đó là không phải “tùy tâm” như bạn vẫn nghĩ.

Người Nhật sẽ mừng cưới đồng nghiệp của mình mức tối tiểu là 3 man, tương đương 6 triệu đồng Việt Nam. Khá nhiều phải không?

Nhưng nếu so chi phí tổ chức đám cưới tại Việt Nam và Nhật Bản thì mức tiền mừng kia là bình thường.

  • Khi đi hát karaoke

Nếu bạn đi Karaoke tại Nhật cùng với đối tác, khi đối tác tự giới thiệu bản thân với mọi người, nếu nói lạc đi 1 tí thì mọi người dù mới gặp nhau sẽ đồng thanh nói và lặp đi lặp lại “Chả liên quan … chả liên quan” (関係ないから。。。関係ないから).

Cứ thế, nhân vật đang tự giới thiệu sẽ chịu trận và uống hết 1 cốc bia. Khá thú vị phải không?

  • Khi đi ăn nhậu

Nhất là khi đi ăn cùng đồng nghiệp và bữa ăn đó là tiệc chia tay bạn sang môi trường làm việc mới. Bạn nên chọn nhà hàng sang trọng thay vì quán ăn nhanh như KFC hay Lotte chẳng hạn.

Bởi việc bạn đến KFC ăn gà giống như việc bạn mời đối tác đến vừa ăn gà vừa bàn chuyện làm ăn. Trong văn hóa Nhật Bản, dù bạn sắp sang môi trường làm việc mới thì bữa tiệc chia tay vẫn có một không khí trang trọng nhất định.

 

II. Những điều bạn cần phải biết khi làm ở công ty Nhật

1. Vị trí đứng trong thang máy

 

Vị trí số 1:  người quan trọng nhất

Vị trí số 2: người quan trọng thứ 2

Vị trí số 3: nhân viên (tiền bối)

Vị trí số 4: nhân viên (hậu bối)

                                    

Quy tắc chung: 

- Chức vụ càng cao càng đứng xa cửa ra vào

- Người có chức vụ thấp nhất sẽ đứng gần bảng điều khiển thang máy nhất

Nếu đi cùng thang máy với cấp trên, bạn hãy chủ động giành vị trí đứng ngay bảng điều khiển thang máy. Khi đó hãy hỏi số tầng cấp trên muốn đến và kiểm soát việc đóng mở cửa thang máy khi cần thiết.

2. Vị trí ngồi trên ô tô.

  • Ô tô là taxi bên ngoài

                                   

 

Nếu bạn và mọi người cùng gọi Taxi, đừng quên rằng, vị trí đằng sau tài xế là vị trí cao nhất, và vị trí bên cạnh tài xế là thấp nhất. Tại sao lại vậy, bởi nếu không may xảy ra tai nạn, vị trí đằng sau tài xế là an toàn nhất. Người ngồi cạnh tài xế thường đảm nhiệm vai trò thanh toán, nên đó là vị trí của người có cấp bậc thấp nhất

  • Ô tô là xe công ty

Trái ngược hoàn toàn với Taxi, đây là trường hợp mọi người sử dụng xe của công ty, và người lái là một trong những người đi cùng. Khi đó, vị trí cao nhất sẽ là cạnh người lái, để có thể dễ dàng chỉ đạo mọi thứ.

3. Trong phòng họp/phòng tiếp khách

  • Phòng tiếp khách có sô-pha đơn & đôi

Chỗ ngồi xa cửa ra vào nhất sẽ là của người quan trọng nhất.

Nếu trong phòng có sô-pha đôi và sô-pha đơn, người quan trọng nhất sẽ được ngồi ở sô-pha đôi do rộng rãi và thoải mái hơn.

Thứ tự khi mời đồ uống cũng giống như thứ tự ngồi.

                                   

  • Phòng tiếp khách có sô-pha đơn

                                    ​​​​​​​

Trong trường hợp trong trường hợp có nhiều ghế đặt ngang nhau như hình trên, thì người quan trọng nhất sẽ ngồi ở vị trí trung tâm của khu vực xa cửa ra vào nhất.

Thứ tự khi mời đồ uống cũng giống như thứ tự ngồi.

 

  • Phòng họp cơ bản

                                    ​​​​​​​

Người chủ trì cuộc họp sẽ ngồi ở vị trí trung tâm

Trường hợp này vẫn tuân theo quy tắc “chức vụ càng cao càng ngồi xa cửa ra vào”, tuy nhiên còn bổ sung thêm quy tắc “người càng ngồi gần ghế trung tâm sẽ có chức vụ càng cao”.

Nếu gặp tình huống bạn được mời đi họp tại các tòa nhà cao tầng, nơi thường có cửa số hướng ra khung cảnh bên ngoài hoặc trong các phòng hội nghị kiểu Nhật với cửa sổ trổ ra vườn, hãy tạm quên đi quy tắc 1 bởi vì thông thường, người quan trọng sẽ được ưu ái ngồi tại vị trí có thể ngắm được cảnh đẹp nhất. Tuy nhiên, như hình minh họa bên dưới, (1) và (2) đều là những vị trí có thể ngắm được cảnh đẹp. Sau khi ưu tiên cho quy tắc 2, chúng ta sẽ xét đến quy tắc 1, đó là ngồi càng xa cửa ra vào thì chức vụ càng cao, từ đó cho ra cách sắp xếp chỗ ngồi như hình.

 

Đó là những điều mình học được từ văn hóa làm việc của người Nhật. Còn bạn thì sao? Bạn cảm thấy văn hóa làm việc của người Nhật thế nào? Cùng chia sẻ cho mình biết nhé.

 

 

 

​​​​​​​

Tin liên quan