HƯỚNG DẪN GẤP GIẤY ORIGAMI TỪ A-Z CHO NGƯỜI MỚI

Đất nước Nhật Bản là một đất nước xinh đẹp và có nền văn hóa vô cùng đặc sắc. Tại đây có rất nhiều truyền thống nổi bật được cả thế giới biết đến và trong đó có nghệ thuật gấp giấy Origami. Đây được xem là một môn nghệ thuật độc đáo tại Nhật mà mọi người không thể tìm thấy được ở đâu khác trên thế giới. Hôm nay, hãy cùng Kiến Minh tìm hiểu và cách gấp giấy Origami cho người mới nhé!

I. Origami là gì?

Cái tên Origami được ghép bởi 2 từ “ori” là xếp hay gấp và “gami” tức là giấy. Origami được những người Nhật Bản sử dụng từ năm 1880 bởi trước đó họ sử dụng chữ Orikata. Origami là một cách gấp những tấm giấy đơn giản với hình vuông hay hình chữ nhật thành những hình phức tạp mà không sử dụng cắt dán trong quá trình tạo hình. Hiện nay, đây cũng đang được xem là một xu hướng gấp giấy hiện đại.

Hiện nay, cách gấp giấy tại Nhật Bản đã có những quy tắc khác với kiểu Origami truyền thống. Với kiểu Origami hiện đại thì mọi người có thể sử dụng nhiều tấm giấy với khổ khác nhau, không chỉ còn là hình vuông hay hình tròn mà mọi người còn có thể sử dụng cả hình tam giác và hình tròn tùy thích. Tùy theo khả năng sáng tạo của bản thân mà mọi người có thể lựa chọn được những khổ giấy để gấp được nhiều loại Origami khác nhau.

II. Nguồn gốc của nghệ thuật gấp giấy Origami

Quá trình phát triển của Origami gắn bó chặt chẽ với quá trình ra đời và phát triển của giấy viết. Khi người Trung Quốc phát minh ra giấy viết vào những năm 105 sau Công nguyên, giấy viết khi đó quả thật là món hàng xa xỉ và các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm thấy bất kỳ dấu hiệu nào của nghệ thuật gấp giấy ở giai đoạn này. Vào thế kỷ thứ 6, các nhà sư đã mang giấy từ Trung Quốc tới Nhật Bản. Cũng giống như ở Trung Quốc, người Nhật khi đó chỉ sử dụng giấy trong các dịp lễ quan trọng.

Mãi tới những năm 1660, người Nhật mới sử dụng giấy như một công cụ giải trí. Và tận 20 năm sau đó, vào năm 1680 lần đầu tiên hình ảnh những cánh bướm giấy rập rờn mới được nhắc đến trong một bài thơ tiếng Nhật. Đến năm 1797, Akisato Rito đã xuất bản cuốn sách đầu tiên về gấp giấy nghệ thuật có tựa đề “Sembazuru Orikata” (Xếp ngàn cánh hạc). Nhưng phải tới thế kỷ 19, thuật ngữ “gấp giấy” mới trở nên phổ biến khắp quốc đảo này.

Ở thời Minh Trị (Meiji), Origami được đưa vào các trường mẫu giáo thành một môn học dưới ảnh hưởng về phương pháp giáo dục của nhà giáo dục học người Đức Frebel (1782-1852). Các phương pháp xếp giấy của châu Âu cùng sự phát triển theo nhiều hướng khác nhau đã khiến cho nghệ thuật xếp giấy ngày càng phong phú.

III. Tác dụng của nghệ thuật gấp giấy Origami

Các mẫu Origami có từ đơn giản đến phức tạp. Origami hiện đại thay đổi rất nhiều, các mẫu thường được gấp khi ướt (gấp ướt) hoặc sử dụng vật liệu ngoài giấy và lá kim loại. Người Nhật xem origami như một phần văn hoá và truyền thống đất nước hơn là một hình thức nghệ thuật.

Một trong số những mẫu origami được biết tới nhiều nhất là hình con hạc. Con hạc là điềm tốt lành trong quan niệm của người Nhật. Truyền thuyết kể rằng ai gấp được 1000 con hạc giấy có thể biến điều ước thành thật. Sau câu chuyện về bé gái Nhật Sasaki Sadako năm 1955, hình ảnh hạc giấy cũng trở thành một biểu tượng của hoà bình.

1. Origami là một môn giải trí mang tính trí tuệ

Việc tạo được mẫu origami mới liên quan đến rất nhiều quy tắc hình học. Không phải ngẫu nhiên mà các cao thủ origami sáng tác được những mẫu phức tạp. Các cao thủ origami có phương châm “bạn nhìn thấy gì, tôi tưởng tượng được; bạn tưởng tượng gì, tôi gấp được.” Một số nơi trên thế giới đã có nơi đưa origami vào thành một môn học, khởi điểm là ở mẫu giáo. Việc gấp giấy đem lại cho trẻ nhiều nhận thức hình học, và cả hình học trừu tượng: nhận biết hình tam giác, hình vuông, hình lục giác, tia phân giác một góc, đoạn thẳng, các đường nét, hình không gian, các khối 3 chiều.

2. Origami rèn luyện đức tính kiên trì

Để có thể hoàn thành một tác phẩm origami, điều cần đầu tiên chính là kiên trì. Việc gấp giấy không hề đơn giản đặc biệt là với những sản phẩm cầu kỳ, rèn luyện cho người gấp sự nhẫn nại, kiên nhẫn trong quá trình gấp. Có lẽ vì lý do đó mà ngay từ trong giáo dục mẫu giáo, trẻ em Nhật Bản đã được hướng dẫn học gấp giấy từng chút một. Hơn nữa nó kích thích khả năng sáng tạo và tư duy, nên việc đưa môn nghệ thuật này vào trường học đã được Nhật Bản lựa chọn.

3. Origami giúp cân bằng tâm lý

Origami là một môn nghệ thuật nhẹ nhàng, tỉ mỉ. Có nhiều tác dụng làm êm dịu thần kinh, cân bằng lại trí não, chữa bệnh mất ngủ và giảm thiểu căng thẳng. Chính vì vậy, có rất nhiều bác sĩ và chuyên gia vật lý trị liệu đã dùng Origami như một phương pháp bổ ích vật lý và tinh thần.

Người Nhật đã thấy sự tích cực của nó trong việc duy trì và phát triển não nên đã đã biến nó từ một môn mang tính chất giải trí trở thành nghệ thuật rồi nâng tầm lên thành tính giáo dục.

IV. Hướng dẫn cách gấp Origami cho người mới bắt đầu

Trước khi gấp các bạn hãy chuẩn bị các nguyên liệu sao đây:

  • Giấy
  • Kéo cắt
  • Bút
  • Keo, hồ dán

 1. Gấp hình con hạc.

Bước 1: Sử dụng kéo cắt giấy thành hình vuông tùy theo mình thích kích thước của hạc to hay bé nhé để có lựa chọn giấy cho phù hợp. Dưới đây mình sẽ cắt giấy hình vuông có cạnh là 15cm nhé.

Bước 2: Sau đó gấp góc trên của giấy xuống thành hình tam giác.

Bước 3: Sau đó lấy 1 góc của hình tam giác gấp lại tiếp như hình 3. Lấy 1 góc của hình tam giác gấp ngược lại về góc đối diện.

Bước 4: Cho tay vào bên trong rồi lấy 1 góc tam giác đưa về giữa sao cho tạo thành 1 hình vuông như hình 4 và hình 5. Sau đó lật lại là làm tương tự với cạnh còn lại như hình 6.

Bước 5: Lấy 2 đỉnh hình vuông như hình gấp vào thành hình chữ V sao cho 2 đỉnh hình vuông chạm vào nhau hình 7,hình 8. Sau đó dở ra hình 9.

Bước 6: Lấy đầu của góc hình vuông lật ngược lên hình 10.

Bước 7: Lật ngược lại và làm tương tự như bước 5 và bước 6 hình 11.

Bước 8: Sau đó ép 2 bên hình vuông vào trong tạo thành hình thoi vuốt phẳng như hình 12.

Bước 9: Ta được 1 hình thoi như hình 13 và 14.

Bước 9: Gập 2 cạnh của hình thoi ngược lại phía trên 1 bên là đầu hạc hạc 1 là đuôi hạc hình 15. Kéo đầu và đuôi hạc về 2 phía rồi tạo mỏ cho hạc rồi kéo 2 bên cánh hạc để tạo độ phồng cho hạc hình 16.

2. Gấp hình mặt cún.

Bước 1:  Gấp tờ giấy theo chiều từ trên xuống dưới.

Bước 2: Gấp đôi tờ giấy lại để tạo nếp gấp, sau đó lại mở ra.

Bước 3: Gấp chéo hai cạnh tờ giấy vào trong để tạo tai chó.

Bước 4: Gấp lớp giấy trên cùng của tờ giấy lên trên.

Bước 5: Gấp lớp giấy còn lại của tờ giấy lên trên.

Bước 6:  Vẽ mắt, mũi để hoàn thành cách xếp mặt con chó bằng giấy đơn giản.

3. Gấp hình con bướm.

Bước 1: Cắt hình vuông có cạnh 6cm. Gấp 2 đường vuông góc chia hình vuông thành 4 hình vuông nhỏ. Tiếp theo, lật mặt sau gấp theo 2 đường chéo của hình vuông.

Bước 2: Thu 4 điểm nằm giữa 4 cạnh giấy với nhau tạo thành hình tam giác chồng chéo nhiều lớp giấy. Bước này thường được gọi là tạo thuyền.

Bước 3: Gấp 2 góc dưới cạnh đáy của tam giác lên trên sao cho mỗi nửa cạnh đáy trùng khít với đường cao của tam giác, tức hai mép giấy sát nhau tại chính giữa hình.

Bước 4: Lật mặt sau của tam giác, gấp ngược đỉnh tam giác lên trên sao cho phần đỉnh cao hơn cạnh đáy của tam giác một chút. Lúc này sẽ có một tam giác nhỏ xíu được tạo thành, nhô lên.

Bước 5: Gấp ngược tam giác nhỏ đó về phía sau. Lật lại mặt sau của hình đang gấp. Bạn tiếp tục gấp đôi theo đường ở giữa

Bước 6: Dùng ngón tay cái và trỏ bóp nhẹ chết nếp ở giữa hình. Khi thả nhẹ tay ra bạn sẽ có chú bướm xinh bằng giấy với hai bên cánh cong lên theo nếp bóp.

4. Gấp hình trái tim.

Bước 1: Gập đôi tờ giấy lại theo cạnh của hình vuông 2 lần rồi mở ra để lấy nếp. Gập 1 cạnh của hình vuông vào nếp chính giữa vừa tạo rồi lật mặt sau

Bước 2: Gấp 2 đỉnh ở phần mép giấy vừa gấp vào đường chính giữa rồi vuốt nếp và lật lại

Bước 3: Lấy 2 cạnh giấy bên phải và bên trái tờ giấy gập trùng vào nếp ở giữa. Gập 2 đỉnh phía dưới tờ giấy trùng vào cạnh dưới của 2 tam giác vừa tạo. Gập đôi miếng giấy lại sao cho 2 đỉnh nhọn trùng vào nhau

Bước 4: mở 2 góc trên phía trên ra và vuốt nếp. Gập các đỉnh giấy nhọn vào trong rồi bẻ đỉnh tam giác vừa tạo xuống dưới thành hình tam giác nhỏ. Nhớ là bước này hãy vuốt nếp kĩ một chút thì trái tim sẽ đẹp hơn. Sau đó mở tờ giấy ra rồi nhét lớp giấy phía trên vào trong lớp giấy phía dưới. Lật ngược lại và ta đã có một trái tim giấy hoàn chỉnh

5. Gấp hình cái hộp.

Bước 1: Bắt đầu với một tờ giấy vuông. Bạn có thể dùng giấy origami hoặc gấp một tờ giấy bất kỳ theo đường chéo từ một góc đến mép đối diện và cắt bỏ phần thừa. Quan trọng là phải dùng giấy hình vuông để gấp hộp.

Bước 2: Gấp đôi tờ giấy. Dùng ngón tay để gấp phần giấy vừa xếp và mở giấy ra.

Bước 3: Gấp đôi tờ giấy ở hướng còn lại. Dùng ngón tay để gấp phần giấy vừa xếp và mở giấy ra. Bây giờ, bạn có hai nếp gấp cắt nhau ở giữa tờ giấy vuông.

Bước 4: Gấp các góc vào giữa. Gấp từng góc vào điểm giữa để các đỉnh nhọn chạm vào nhau. Dùng tay tạo nếp gấp. Xoay giấy để có một hình vuông trước mặt bạn nhưng không mở tờ giấy ra.

Bước 5: Gấp mép trên và mép dưới vào giữa hình vuông. Tạo hai nếp gấp để cố định.

Bước 6: Mở các nếp gấp vừa gấp. Mở một nửa vừa gấp và những hình tam giác ở dưới nếp gấp đó. Chỉ để lại nếp gấp hình tam giác ở hai bên.

Bước 7: Gấp mép dài vào giữa. Đưa giấy vào đỉnh bên dưới của nếp gấp hình tam giác. Gấp cả hai mép. Bạn sẽ có được hình như cái cà vạt với hai đầu nhọn.

Nghệ thuật gấp giấy Origami là một môn nghệ thuật thú vị, nó đòi hỏi sự kiên trì và tỉ. Chỉ với một tờ giất mà chúng ta đã có thể tạo ra nhiều tác phẩm thủ công tuyệt đẹp. Hy vọng bài viết trên chúng mình có được thêm một kiến thức và kỹ năng về nghê thuật gấp giấy Origami. Đừng quên chia sẻ bài viết đến cho mọi người cùng biết nữa bạn nhé!

Tin liên quan